Trần Thị Tuyết Hồng
7 năm kinh nghiệm
Xác định bản dạng giới và muộn phiền giới
Các vấn đề khó kiểm soát về cảm xúc hành vi (lo âu, trầm cảm, lưỡng cực, căng thẳng sau chấn thương, ám ảnh cưỡng bức/nghi thức,cơn hoảng loạn, phân ly,...)
Trải nghiệm tuổi thơ bất lợi và mất kết nối với gia đình
Sử dụng chất kích thích( thuốc lá điện tử, rượu, cần, cỏ, đá,...)
Tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em & vị thành niên, Chương trình hợp tác giữa Đại học Giáo Dục –ĐHQGHN & Đại học Vanderbilt, Hoa kỳ (2019 - 2022). Tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học học đường, Đại học Sư Phạm Hà Nội (2012 - 2016).
Một trong số những người đầu tiên trị liệu và tham gia tập huấn về chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho người chuyển giới của WPATH ( Hiệp hội chuyên khoa về sức khoẻ chuyển giới) & SCDI (TT Hỗ trợ Sáng kiến phát triển cộng đồng)
Có kinh nghiệm tham vấn - trị liệu chủ yếu cho thân chủ vị thành niên và người trưởng thành dưới 35 tuổi. Kinh nghiệm tham vấn và trị liệu được tích luỹ trong thời gian mình tham gia các dự án đầu tiên lúc bấy giờ có sự trợ giúp tâm lý như dự án Một giờ lắng nghe,...;hoặc khi làm việc trong một viện nghiên cứu tâm lý; mình cũng là thế hệ đầu làm chuyên viên tham vấn học đường chính thức trong các trường tư thục.
Mối quan tâm lớn từ trước đến nay của mình là những ảnh hưởng của việc trải qua chấn thương/ sang chấn phức hợp, sự kiện gây chấn thương chính là những trải nghiệm tuổi thơ bất lợi như cha mẹ ly thân/ ly hôn, bị bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực về tinh thần, thể chất, tình dục hay bỏ mặc, có cha mẹ mắc vấn đề sức khoẻ tâm thần, có tiền án, sử dụng chất,...Mình đã có luận văn về đề tài này và cho đến nay vẫn đang xây dựng, tổ chức chương trình can thiệp tâm lý với mục đích làm giảm sự tổn thương hay hệ quả vô hình mà không cách nào lý giải được cho những bạn trẻ, là nạn nhân hay nhân chứng của một tuổi thơ bất lợi _ họ đều có sự tổn thương khó so sánh được.
Phương pháp trị liệu theo đuổi: CBT _ trị liệu nhận thức hành vi, Chánh niệm, MBT_ trị liệu tâm trí hoá, TF-CBT (trị liệu chấn thương dựa vào can thiệp nhận thức hành vi), SFT (trị liệu tập trung vào giải pháp),FT_trị liệu gia đình,...